Hiển thị các bài đăng có nhãn hòn đá quý. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hòn đá quý. Hiển thị tất cả bài đăng

Hòn đá quý chứa 30.000 viên kim cương ở Nga

 

Hòn đá quý được phát hiện ở Nga chứa đến 30.000 viên kim cương nhỏ xíu bên trong. Viên đá chứa nhiều kim cương này sẽ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

XEM THÊM

- Những hòn đá kỳ lạ trên sông ở Canada ...

- Đào được hòn đá quý bị UBND tịch thu tại tỉnh Gia Lai...

- Đồ cổ vật được thợ điện thấy nằm trong khe đá  ...

Công ty khai thác Alrosa hôm 15/12 phát hiện hòn đá tại mỏ kim cương Udachny, Nga. Viên đá màu đỏ và màu xanh lá cây có kích thước 30 mm; mật độ kim cương của nó cao hơn bình thường gấp một triệu lần.

Sau khi quét X-quang, nhóm chuyên gia phát hiện những viên kim cương bên trong hòn đá có hình dạng bát diện. Màu đỏ và màu xanh lá cây xuất phát từ tinh thể lớn hơn như garnet, olivin và pyroxen. Dữ liệu kiểm tra cũng cho thấy kim cương kết tinh từ chất lỏng; thoát ra ở vỏ đại dương của Trái Đất. Có thể chứa một loại đá có tỷ trọng nặng gọi là periodtite.

"Điều hấp dẫn tôi là có tới 30.000 viên kim cương nhỏ. Khối bát diện hoàn hảo chứ không phải một viên kim cương lớn". Larry Taylor, nhà địa chất tại Đại học Tennessee, Knoxville, Mỹ nói.

Theo Mining Global, những viên kim cương trong hòn đá quá nhỏ. Hòn đá chứa kim cương này không thể được dùng làm đá quý. Thay vào đó, nó được tặng cho Viện Hàn lâm Khoa học Nga để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Theo: vnexpress.net

>>> XEM THÊM...
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ KIM QUÝ PHÚC LỘC PHÁT
229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
https://thegioivatphamphongthuy.vn/
0974622815 - 0961725188
lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Đào được hòn đá quý bị UBND tịch thu tại tỉnh Gia Lai

 

Cho rằng UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) làm trái pháp luật. Khi xử phạt hành chính và tịch thu hòn đá quý mình. Bà Sắc kiện chính quyền ra tòa.

XEM THÊM

- Chiếc bát sứ bị lãng quên được phát hiện là cổ vật khi...

- Vì cất giấu kho báu nghìn năm tuổi gồm nhiều xu cổ ...

- Đồ cổ vật được thợ điện thấy nằm trong khe đá  ...


Ngày 22/8, TAND huyện Chư Sê (Gia Lai) đã bác yêu cầu của bà Trần Thị Sắc (42 tuổi, ngụ xã Ia Sa). Về việc đề nghị "hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 17, của Chủ tịch UBND huyện Chư Sê".

Nguyên đơn nêu lý do kiện UBND huyện Chư Sê. Vì cho rằng chính quyền đã làm sai khi xử phạt bà 2 triệu đồng. Về hành vi Vận chuyển khoáng sản không nguồn gốc hợp pháp; và tịch thu hòn đá bán quý nặng 7,8 tấn.

Theo đơn kiện của bà Sắc. Ngày 14/3/2012 gia đình thuê máy đào ao chứa nước tưới cây trồng; trên đất được UBND huyện Chư Sê cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đào, nhân công gặp phải tảng đá lớn. Nên bà chủ tìm xe cơ giới cẩu hòn đá lên; cho người chà rửa sạch sẽ để làm đá cảnh trang trí trong nhà.

>>> Hòn đá quý thạch anh tự nhiên

Nửa tháng sau, đoàn cán bộ liên ngành huyện Chư Sê; đến nhà bà Sắc lập biên bản tịch thu hòn đá đưa về huyện chờ xử lý. Tiếp đó, đoàn kiểm tra đã thực hiện khám nhà, đưa xe cẩu đến thu hồi 2 cục đá khác; tại nhà ông Lê Hùng Dũng cùng ở xã Hbông về hành vi tương tự.

Sau gần 2 tháng xảy ra vụ việc. Ngày 16/5/2012, UBND tỉnh Gia Lai ra công văn yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý dứt điểm vụ tịch thu 3 cục đá. Theo kết quả kiểm tra, ông Dũng và bà Sắc đã vi phạm việc tàng trữ; vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp. Tiếp đó, Phòng Tài nguyên môi trường mời bà Sắc đến trụ sở; lập biên bản về hành vi vận chuyển khoáng sản trái phép. Cuối tháng 5/2012, Chủ tịch huyện Chư Sê ra quyết định xử phạt hành chính 2 triệu đồng và tịch thu hòn đá (phạt bổ sung).

Sau khi đưa về trụ sở UBND huyện. Cục đá của bà Sắc đã được chính quyền huyện xuất ngân sách; đóng lồng sắt để “giam” gây phản cảm trong dư luận địa phương. Sau khi có kết luận chính thức của cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai; UBND huyện Chư Sê mới “giải thoát” chiếc lồng sắt nhốt cục đá. Đưa về gửi tại trụ sở Ban quản lý công trình đô thị và vệ sinh môi trường huyện.

Cục đá của bà Sắc sau đó được lấy mẫu kiểm định. Kết quả cho thấy, đây là cục đá bán quý thuộc dòng đá silic casidol; có tổng trọng lượng 7.800 kg. UBND tỉnh Gia Lai sau đó có công văn chỉ đạo; giao cục đá bán quý này cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai bảo quản và trưng bày cho đến nay.

Tại tòa, ông Nguyễn Đình Viên; (Trưởng phòng Tài nguyên môi trường. Được Chủ tịch UBND huyện Chư Sê ủy quyền tham gia tố tụng). Cho rằng bà Sắc đào ao phục vụ tưới tiêu trong đất là sai luật vì làm đất biến dạng. Vì vậy, chính quyền huyện này vẫn khẳng định hòn đá trên là khoáng sản; và bà Sắc đưa hòn đá quý về nhà trưng bày là vận chuyển trái phép.

Bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn. Luật sư Võ Thị Tiết (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Định) đưa ra lập luận. "Bà Sắc đào ao là hợp pháp vì có gửi đơn xin phép. Được Phó chủ tịch UBND xã H’Bông (nơi đào ao) xác nhận". Nguyên đơn đã cung cấp cho HĐXX chứng cứ cho rằng văn bản kiểm tra khoáng sản. Quyết định xử phạt của UBND huyện Chư Sê có nhiều điểm sai; và trái pháp luật nên giữ nguyên quan điểm yêu cầu hủy quyết định. Xử phạt vi phạm hành chính số 17.

Tuy nhiên, TAND huyện Chư Sê đã bác lập luận của nguyên đơn. Chấp nhận quan điểm của UBND huyện. Khi cho rằng việc bà Sắc đào ao trong đất thuộc quyền sử dụng của bà; để phục vụ tưới tiêu chống hạn cho cây trồng là vi phạm luật bởi làm biến dạng đất. Từ đó, HĐXX tuyên không chấp nhận đề nghị. "Huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính" của bà Sắc.

Sau khi nghe tuyên án, bà Sắc tỏ ra bức xúc, không đồng tình với kết quả; xét xử của TAND huyện Chư Sê và cho biết sẽ làm đơn kháng cáo.

Theo: Hải Hà (vnexpress.net)

>>> XEM THÊM...
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ KIM QUÝ PHÚC LỘC PHÁT
229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
https://thegioivatphamphongthuy.vn/
0974622815 - 0961725188
lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

GIỮ HÒN ĐÁ QUÝ SUỐT NHIỀU NĂM VÌ TƯỞNG LÀ VÀNG, HÓA RA LÀ THIÊN THẠCH QUÝ BÁU

MAXI - Tại Úc có người đàn ông giữ khư khư một cục đá quý nhiều năm trời, tưởng rằng nó là vàng. Hóa ra, nó có giá trị hơn nhiều.

Vào năm 2015, tại một công viên khu vực tên là Maryborough nằm ở Melbourne, nước Úc, David Hole đang tìm kiếm mỏ quặng cùng chiếc máy dò kim loại đáng tin cậy trên tay của mình. Nhưng thay vì quặng, ông lại tìm được một vật rất khác thường. Một viên đá màu đỏ rất nặng nằm giữa bãi đất sét vàng.
Ông ấy mang nó về nhà và thử mọi cách để mở nó ra, trong đầu nghĩ rằng bên trong chắc chắn có vàng. Dù sao Maryborough nằm ở vùng Goldfields, nơi mà cơn sốt vàng đã đạt đến đỉnh điểm vào thế kỷ 19.
Hole đã dùng nhiều biện pháp để cố gắng đập mở hòn đá như cưa đá, máy mài, máy khoan và cả một bồn axit, nhưng chẳng có hiệu quả gì. Đến cả một cái búa tạ cũng không thể khiến nó sứt mẻ. Nguyên nhân là vì hòn đá quý mà ông ấy muốn đập mở không phải vàng. Nhiều năm sau, Hole mới phát hiện thật ra nó là một mảnh thiên thạch hiếm.
"Nó có một vẻ ngoài chạm trổ", Dermot Henry, nhà địa chất tại Bảo tàng Melbourne nói. "Vẻ ngoài này hình thành khi chúng lao qua bầu khí quyển, phần bên ngoài tan chảy và bầu khí quyển tạo hình cho chúng".
Mặc dù không thể mở 'hòn đá', Hole vẫn rất hứng thú với nó, ông đem mảnh thiên thạch đến viện Bảo tàng Melbourne để nhận dạng.
"Tôi đã xem qua rất nhiều loại đá mà người ta tưởng là thiên thạch", Henry nói.
Thật ra, trong 37 năm làm việc tại viện bảo tàng và xét nghiệm hàng ngàn loại đá, Henry giải thích rằng chỉ có hai trường hợp thật sự là thiên thạch.

Dưới đây là một trong số hai trường hợp.

"Nếu bạn thấy một hòn đá như vậy trên Trái Đất và bạn cầm nó lên, nó sẽ không nặng đến thế", Bill Birch, một nhà địa chất khác tại Bảo tàng Melbourne, nói.

Dạo gần đây, các nhà nghiên cứu đã xuất bản một bản báo cáo khoa học mô tả mảnh thiên thạch 4,6 tỷ tuổi này. Họ đặt tên nó theo thị trấn mà nó được tìm thấy là Maryborough.
Nó nặng tới 17 kg, và sau khi dùng máy cưa kim cương để cắt ra một lát nhỏ, họ khám phá ra thành phần của nó phần lớn là sắt, xác định nó thuộc lớp thiên thạch H5 chondrite thông thường. Khi cắt ra, bạn có thể thấy được những giọt tinh thể li ti của khoáng sản kim loại khắp nơi trên bề mặt. Các nhà khoa học gọi chúng là chondrules.
"Thiên thạch cung cấp nguồn khai phá vũ trụ với cái giá rất rẻ. Chúng đem chúng ta đi ngược dòng thời gian, cung cấp manh mối về tuổi tác, sự hình thành và hóa tính của Hệ Mặt Trời (trong đó bao gồm cả Trái Đất)", Henry giải thích.

"Một số thiên thạch cung cấp cái nhìn thoáng qua về phần sâu thẳm bên trong hành tinh của chúng ta. Trong một số khác thì lại tồn tại 'bụi sao' lâu đời hơn cả hệ mặt trời và nó chỉ ra cho chúng ta cách mà các ngôi sao thành hình và tiến hóa để tạo ra các nguyên tố trong bảng tuần hoàn".
"Một số thiên thạch hiếm khác chứa các phân tử hữu cơ như axit amin; thành phần cơ bản cấu tạo nên sự sống".
Lát cắt của mảnh thiên thạch
Lát cắt của mảnh thiên thạch
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết viên thiên thạch đến từ đâu và nó đã ở trên Trái Đất bao lâu, song họ có một vài suy đoán.
Hệ mặt trời đã từng là một vòng xoáy chứa đầy bụi và đá chondrite. Về sau trọng lực hút những mảnh vật chất này về với nhau và tạo thành hành tinh, phần còn lại trôi nổi tạo thành các vành đai tiểu hành tinh.
"Viên thiên thạch này chắc hẳn đến từ vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó đã bị đẩy ra do các tiểu hành tinh va đập vào nhau và rồi một ngày nó đáp xuống Trái Đất". Henry giải thích.
Định tuổi bằng cacbon đề xuất rằng viên thiên thạch đã ở trên Trái Đất từ 100 đến 1000 năm. Từ 1889 đến 1951 đã có rất nhiều lần sao băng được phát hiện, một trong số đó có thể là khoảnh khắc viên thiên thạch này đâm xuống.
Các nhà nghiên cứu tranh luận rằng viên thiên thạch Maryborough quý hiếm hơn cả vàng. Nó là một trong 17 viên thiên thạch từng xuất hiện tải tiểu bang Victoria của Úc và chứa lượng chondritic nhiều thứ hai, chỉ sau một mẫu vật nặng 55 kg được phát hiện vào 2003.
"Đây là viên thiên thạch thứ 17 được phát hiện tại Victoria, nơi mà đã có hàng ngàn cốm vàng được tìm thấy", Henry nói. "Nhìn vào chuỗi sự kiện đã xảy ra, việc mảnh thiên thạch này được khám phá thật là một điều kỳ diệu".
Đây không phải là mảnh thiên thạch đầu tiên mất đến vài năm mới đặt chân đến viện bảo tàng. Đã từng có trường hợp mất đến 80 năm, qua tay hai chủ nhân, một viên đá vũ trụ mới bước lên được bờ thềm viện bảo tàng.
Bản báo cáo khoa học được xuất bản tại Biên bản Xã hội Hoàng gia Victoria.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ KIM QUÝ PHÚC LỘC PHÁT
229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
Theo Sciencealert